Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết
Ngày xuất bản: 09/09/2019

Tiểu đường thai kỳ xảy ra trong quá trình mang thai với tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và hay gặp ở tuần thai 24 – 28 tuần. Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên là điều cần thiết giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ của mình.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của tiểu đường thai kỳ
 

Nguyên nhân
 
Khi phụ nữ mang thai, nhau thai trong tử cung tiết ra các hooc môn hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Các hooc môn này cũng ngăn chặn hoạt động của insulin trong cơ thể mẹ. Ở hầu hết phụ nữ mang thai sẽ tăng cường sản xuất insulin để giữ đường máu ở mức bình thường. Tuy nhiên khi insulin không sản xuất đủ số lượng cần thiết và bị giảm hoạt động, nói cách khác glucose không thể rời máu vào tế bào để sinh năng lượng. Điều này dẫn đến sự tích tụ đường trong máu đến mức cao gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này thường hết sau khi sinh.
 
Yếu tố nguy cơ
 
- Thừa cân, béo phì.
 
- Tiền sử gia đình: có người bị đái tháo đường.
 
- Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
 
- Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
 
- Tuổi mẹ trên 35 tuổi.
 
- Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
 
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
 
Biến chứng của tiểu đường thai kỳ
 
Đối với người mẹ
 
- Các biến chứng thai kỳ thường gặp như tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh ...
- Khó sinh: Những trường hợp mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, sẽ có nguy cơ mang thai to, dẫn tới việc khó khăn trong theo dõi sinh thường.
 
- Nguy cơ sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.
 
- Về lâu dài, các thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ còn tăng nguy cơ tiển triển thành tiểu đường typ 2 và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch.
 
Đối với thai nhi
 
- Thai nhi có nguy cơ dị tật hoặc tử vong, chậm phát triển, thai to, giảm sự trưởng thành của phổi do khả năng bị sinh non cao.
 
- Thai nhi có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch...
 
Đối với trẻ sơ sinh
 
Trẻ sơ sinh dễ mắc hội chứng hạ đường huyết: sau sinh, tuyến tụy của trẻ vẫn tiếp tục sản xuất tiếp insulin để đáp ứng lượng đường dư thừa trước đây. Do đó, lượng đường trong máu của trẻ sẽ xuống thấp gây nên tình trạng hạ đường huyết. Một số trường hợp gây ra tình trạng co giật dẫn đến hôn về và tổn thương não nếu trẻ không được kiểm tra và phát hiện kịp thời.
 
- Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
 
- Trẻ cũng dễ bị vàng da trong 28 ngày đầu sau sinh.
 
- Tầm soát tiểu đường thai kỳ
 
Tất cả các phụ nữ mang thai đều nên tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần 24 - 28 của thai kỳ, thời điểm này được khuyến cáo là thời điểm chuẩn, tốt nhất để phát hiện tiểu đường thai kỳ. Những phụ nữ có nguy cơ cao nên được tầm soát tiểu đường sớm hơn bình thường. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và WHO khuyến cáo nên sử dụng phương pháp một bước này.
 
Việc xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì và sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ (nhưng không quá 12 giờ). Thai phụ sẽ được lấy máu 3 lần vào 3 thời điểm khác nhau:
 
- Lần đầu thai phụ sẽ được lấy máu lúc đói.
 
- Sau đó, thai phụ  được hướng dẫn uống nước có pha 75g glucose, uống trong vòng 3 đến 5 phút. Sau 1 và 2 giờ từ thời điểm sau khi uống nước glucose, thai phụ sẽ được lấy hai mẫu máu tại 2 thời điểm đó để đo đường huyết.
 
Phòng chống tiểu đường thai kỳ
 
Để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ hiệu quả, phụ nữ có thai cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh:
 
- Có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm béo, tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, protein nạc...trong thực đơn ăn uống.
 
- Tập thể dục và vận động nhẹ nhàng thường xuyên, tăng sức đề kháng của cơ thể.
 
- Kiểm soát sự tăng cân.
 
- Hạn chế sử dụng muối: Giảm ăn mặn nhất là đối với những thai phụ có phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để tránh tai biến khi đẻ. Nên sử dụng dưới 5g muối/ngày và nên sử dụng muối iốt.
 
-   Hạn chế sử dụng các đồ uống có chưa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…

 

D.T

Các tin khác
Dịch vụ viêm chủng Dịch vụ xét nghiệm Dịch vụ khử trùng Quan trắc môi trường Khám sức khỏe người lao động Kiểm dịch y tế quốc tế Dịch vụ trực tuyến

                           TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

                         Địa chỉ cơ quan: - Số 70 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trụ sở chính)

                                                      - Khu Hành chính mới, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Cơ sở 2)

                                                      - Số 1 Ngõ 2, đường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Cơ sở 3)

                         Điện thoại: 02438343537           Hotline: 0949396115                Email: ttksbt_soyt@hanoi.gov.vn               

                         Ghi rõ nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội khi phát hành lại thông tin