Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh Gút
Ngày xuất bản: 28/10/2019

Trong cuộc sống hiện đại hiên nay, bệnh Gút (Goute) là bệnh rất thường gặp. Một trong những bệnh lý viêm khớp gây đau đớn nhất, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống. Ngày nay, bệnh gút là bệnh đứng thứ 4 trong 15 bệnh viêm khớp thường gặp. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với những biến chứng khó chữa trị như: Biến dạng khớp, nhiễm khuẩn huyết, suy thận, thậm chí là tàn phế.

Bệnh gút là gì?
 
Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm các khớp, thường gặp ở nam giới, tuổi từ 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt cấp kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính.
 
Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu và bệnh gút bao gồm: Các nguyên nhân làm giảm bài tiết acid uric (bệnh thận, một số thuốc…); các nguyên nhân làm tăng sản xuất acid uric (chủ yếu thông qua khẩu phần ăn) và các yếu tố khác liên quan như gia đình, di truyền, tuổi, giới…

Nam giới mắc bệnh gút nhiều hơn nữa giới
 
Các nghiên cứu đều cho thấy nhân purin trong thực phẩm ăn vào là nguyên nhân hàng đầu gây tăng acid uric. Các purin thực phẩm khác nhau gây tăng acid uric khác nhau. Bên cạnh các thức ăn có nhân purin, uống rượu bia cũng có vai trò quan trong làm tăng acid uric máu và cơn gout cấp. Uống rượu bia gây tăng lactat máu làm giảm bài xuất acid uric qua thận dẫn đến tăng acid uric máu và cơn gút cấp. Nguy cơ mắc gút tăng lên theo mức độ uống rượu bia, trong đó uống bia có nguy cơ cao hơn rượu. Nam giới uống nhiều rượu bia nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.

Chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh gút

ThS.BS Đinh Thị Thu Hường - Khoa Dinh dưỡng tiết chế - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gút cần tuân thủ nguyên tắc sau:
 
- Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều nhân purin:
 
Người bệnh tăng acid uric máu hoặc bị bệnh gút cần lựa chọn thực phẩm ở nhóm I hoặc nhóm II, không nên sử dụng thực phẩm ở nhóm III theo bảng dưới đây.

 Hàm lượng purin trong 100g thực phẩm

Nhóm I (0- 15mg)

Nhóm II (50- 150mg)

Nhóm III (trên 150mg)

Ngũ cốc
Bơ, dầu, mỡ
Đường
Trứng
Sữa
Phô mai

Thịt nạc

Hải sản
Gia cầm
Đậu đỗ

Óc
Gan
Bầu dục
Nước luộc thịt
Nấm
Măng tây

 
- Hạn chế các nước uống có khả năng gây tăng acid uric máu và các cơn gút cấp như rượu, bia, chè, cafe. Nên uống các nước có tính kiềm như nước khoáng bicarnonat. 

- Thực đơn lâu dài cho người bệnh gút: 

Như chế độ ăn thông thường nhưng hạn chế đạm. Cơ bản là lựa chọn thực phẩm ít nhân purin (thực phẩm nhóm I, II- bảng trên); Nếu ăn thịt nên luộc rồi bỏ nước, không nên ăn các loại nước dùng thịt, cá, xương hầm; Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, nước chè; Ăn nhiều rau xanh, các loại quả không chua; Uống đủ nước hàng ngày, đặc biệt là nước khoáng kiềm.

D.T

Các tin khác
Dịch vụ viêm chủng Dịch vụ xét nghiệm Dịch vụ khử trùng Quan trắc môi trường Khám sức khỏe người lao động Kiểm dịch y tế quốc tế Dịch vụ trực tuyến

                           TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

                         Địa chỉ cơ quan: - Số 70 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trụ sở chính)

                                                      - Khu Hành chính mới, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Cơ sở 2)

                                                      - Số 1 Ngõ 2, đường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Cơ sở 3)

                         Điện thoại: 02438343537           Hotline: 0949396115                Email: ttksbt_soyt@hanoi.gov.vn               

                         Ghi rõ nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội khi phát hành lại thông tin